Khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ

Hiện nay, tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ vẫn còn rất cao. Ngay cả đối với những gia đình có điều kiện chăm sóc bé tốt thì tình trạng này vẫn xảy ra. Vậy nguyên nhân do đâu?

Bữa ăn sáng của trẻ

Cũng giống như người lớn, trẻ luôn cần được ăn sáng đầy đủ. Một bữa sáng đủ chất không những cung cấp cho bé nguồn năng lượng sau một giấc ngủ đêm dài, mà còn giúp bé trở nên nhanh nhẹn, linh hoạt hơn trong học tập cũng như trong mọi hoạt động khác.

Khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ 1

Trẻ nhỏ cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý. Ảnh: TL

Tuy nhiên, hiện nay nhiều người thường thức dậy muộn và chỉ cho con ăn sáng bằng cách uống sữa, ăn bánh ngọt… Cứ như vậy trong thời gian dài sẽ tạo ra sự thiếu hụt dưỡng chất ở trẻ.

Một bữa sáng đủ dinh dưỡng phải đủ 4 nhóm chất gồm: chất đạm (protein), giúp bộ não hoạt động tốt; một ít chất béo (lipid) và chất bột đường (carbonhydrate) để tinh thần và thể chất năng động hơn; một ít rau xanh hay hoa quả tươi để bổ sung thêm vitamin và chất xơ.

Bữa ăn học đường

Nhiều nghiên cứu cho thấy, bữa ăn học đường là yếu tố quan trọng tác động đến tốc độ tăng trưởng cũng như khả năng học tập, sáng tạo của trẻ. Ở các thành phố lớn của nước ta hiện nay, học sinh thường ăn tại trường (bữa ăn trưa và bữa quà chiều). Mỗi bé lại có thói quen ăn uống khác nhau. Do vậy, sẽ rất dễ xảy ra tình trạng bé bỏ bữa, lười ăn hoặc ăn không ngon miệng khi ăn tại trường. Nếu tình trạng này kéo dài thì cân nặng và sự phát triển của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Khẩu phần ăn hằng ngày

Không chỉ đối với người lớn mà trẻ nhỏ cũng rất cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý với 4 nhóm thực phẩm chính.

- Nhóm chất bột đường (bột, cháo, cơm…) là nguồn cung cấp năng lượng chính trong khẩu phần hằng ngày của bé.

- Chất đạm (thịt, cá, đậu...) với chức năng chính là tạo hình như giúp cơ thể bé xây dựng cơ bắp, tạo kháng thể, đặc biệt là phát triển tế bào não và cung cấp một phần nhỏ năng lượng (14 - 15%).

- Chất béo vừa cung cấp năng lượng, tăng khả năng ngon miệng lại giúp trẻ hấp thu tốt các vitamin tan trong chất béo như vitamin A, D, E, K. Vitamin K có nhiều trong cải bó xôi, cải xoăn, củ cải tươi, cải bẹ xanh, súp lơ…; Vitamin E có nhiều trong các loại củ quả có màu đỏ như cà chua, cà rốt, các loại hạt, củ như lạc, đỗ; dầu thực vật… Vitamin A có trong trứng, sữa, tôm, cá, gan các loài động vật. Các loại rau quả có màu đậm (như rau ngót, rau muống, rau dền, rau đay, rau khoai loang, cần ta, gấc, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, xoài, củ khoai lang nghệ...) có nhiều caroten, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

- Vitamin và khoáng chất đóng vai trò rất quan trọng với việc phát triển, tăng trưởng, điều hoà các chuyển hoá trong cơ thể của trẻ cũng như tăng cường sức đề kháng phòng, chống bệnh tật. Việc thiếu hụt một trong các chất này sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng không tốt đến sự tăng trưởng và phát triển của bé cả về thể lực và trí tuệ.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ cũng là điều mà các bậc phụ huynh nên lưu ý. Cần lựa chọn chế biến cho trẻ những loại thực phẩm tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng và có hạn sử dụng rõ ràng (với những loại thức ăn đóng hộp).

Bác sĩ Hoàng Văn Phong

Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ

(suckhoedoisong.vn) - Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ. Trong đó suy dinh dưỡng thể phù là một biểu hiện bệnh mà cha mẹ cần lưu ý.

Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù

Khi mắc chứng suy dinh dưỡng thể phù, mặt bệnh nhân tròn trịa nhưng chân tay khẳng khiu, trương lực cơ yếu, rối loạn sắc tố da, thiếu máu, gan to và thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.

Đầu tiên là những dấu hiệu phù mặt, mí mắt, chân tay… rồi dần tiến đến phù thũng toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn… Ngoài ra, tùy mức độ, thời gian và thời điểm xảy ra suy dinh dưỡng thể phù mà mắt, xương, gan, tim, ruột, tụy, não, răng, tóc… đều có thể bị ảnh hưởng.

Ban đầu bệnh không có nhiều biểu hiện trầm trọng nhưng nguy hiểm do điều trị khó và tỷ lệ tử vong cao.

Suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ 1 Chuyên gia dinh dưỡng hướng dẫn các bà mẹ cách nấu bột cho trẻ mới ăn dặm. Ảnh: MT

Nguyên nhân gây bệnh

Do hoàn cảnh gia đình, một số phụ huynh không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ hoặc sợ chảy xệ ngực khi cho bé bú nên chỉ sử dụng sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng… hoặc để bé kiêng khem quá mức khi mắc bệnh.

Có thể là nguyên nhân bệnh lý: Do trẻ mắc phải những chứng bệnh di truyền hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu hợp lý: khẩu phần ăn của bé thường không được cung cấp đủ chất đạm nhưng vẫn nhận đủ hoặc gần đủ năng lượng từ chất bột đường hay chất béo, sử dụng những loại sữa không phù hợp với thể trạng của bé.

Phòng suy dinh dưỡng thể phù

Để phòng suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ, cần chăm sóc trẻ từ trong bụng mẹ. Trong thời gian mang thai người mẹ cần ăn uống bồi dưỡng hơn bình thường đồng thời theo dõi tăng cân từng quý; khám thai định kỳ ít nhất 3 lần.

Khi bé chào đời: Nuôi con bằng sữa mẹ  là cách tốt nhất để phòng ngừa suy dinh dưỡng nói chung và suy dinh dưỡng thể phù ở trẻ nhỏ nói riêng. Trẻ cần được bú mẹ cho đến 2 tuổi.

Cho bé ăn bột khi đã đủ tuổi ăn dặm sau 6 tháng tuổi, không nên cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bột nguyên kem vì loại sữa này dù nhiều protein nhưng dễ gây tổn thương niêm mạc ruột.

Chế độ ăn dặm phải cân đối với đủ 4 nhóm thức ăn: tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi.

Trong trường hợp mẹ không có sữa hoặc ít sữa thì cho trẻ ăn thêm sữa bò hoặc sữa đậu nành, tuyệt đối không dùng nước cháo đơn thuần để nuôi trẻ.

Theo dõi cân nặng cho bé bằng cách mỗi tháng cân trẻ một lần, trẻ từ 2 - 5 tuổi thì 2 - 3 tháng cân một lần, để ý những dấu hiệu trên cơ thể bé, đặc biệt là khi bé tăng cân một cách bất thường.

Khám sức khỏe định kỳ và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để cân đối lại chế độ ăn hợp lý

cho bé. 

  Bác sĩ Minh Ngọc

Chăm sóc và giáo dục sớm – Chìa khóa vàng giúp con vượt trội

BS. Đặng Thu Hiền (Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết, ước tính hiện nay ở nước ta có khoảng 7,6 triệu trẻ dưới 5 tuổi thì số trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hiện có hơn 1,2 triệu trẻ và suy dinh dưỡng thấp còi vào khoảng trên 2 triệu trẻ.

Chăm sóc và giáo dục sớm – Chìa khóa vàng giúp con vượt trội 1

Hiện nay, khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế, nhu cầu về thế hệ kế cận có đủ sức khỏe, trí tuệ và các phẩm chất của công dân toàn cầu đang đặt ra cấp thiết nhằm mục đích đưa Việt Nam sánh vai được với các cường quốc trên thế giới. Do đó đã có nhiều chương trình, phương pháp hướng tới việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy hành động tích cực trong việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ nhằm hướng tới việc nuôi dạy trẻ một cách toàn diện từ trong gia đình.

Nhằm chia sẻ những kiến thức, phương pháp về chăm sóc và giáo dục sớm dành cho lứa tuổi 6 tháng – 72 tháng, bồi đắp thế hệ kế cận có đủ sức khỏe, phẩm chất để xây dựng đất nước, ngày 17/11, báo Người Tiêu Dùng phối hợp với nhãn hàng pho ma hoa quả Le Petit Plaisir tổ chức hội thảo “Chăm sóc và giáo dục sớm – Chìa khóa vàng giúp con vượt trội”. Trên 200 phụ huynh gồm các ông bà, cha mẹ đã tham gia một cách tích cực cho tới những phút cuối cùng của hội thảo

Với vấn đề dinh dưỡng, BSCKI. Đặng Thu Hiền khẳng định: “Ở giai đoạn đầu của trẻ từ  (0 đến dưới 6 tuổi) là giai đoạn tăng trưởng mạnh và hoàn thiện cơ quan tổ chức với tốc độ nhanh chóng, đặc biệt là hệ thống thần kinh trương ương và hệ xương. Các nghiên cứu đã chỉ ra trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ, yếu tố di truyền chỉ chiếm 20%,  nhưng dinh dưỡng chiếm tới 32% và là yếu tố dễ tác động, còn lại là môi trường, phương pháp giáo dục, giấc ngủ”. Do đó, ông bà cha mẹ nên bổ sung sữa và các sản phẩm từ sữa hàng ngày cho trẻ, đồng thời dử dụng hợp lý các nhóm thực phẩm (hhóm chất bột, nhóm chất đạm, nhóm vitamin và khoáng chất) và phối hợp nguồn đạm, dầu có nguồn gốc thực vật và động vật trong chế đội ăn của trẻ.

Liên quan đến cách giáo dục con trong gia đình, giảng viên Bùi Thị Minh Tú, Giảng viên Phương pháp giáo dục sớm Glenn Doman đã chia sẻ sự thật làm cha mẹ: Con cái sinh ra để ông bà, cha mẹ có cơ hội học hỏi mọi thứ, trong đó có tình yêu thương không điều kiện, tức là chấp nhận một sự thật rằng cong cái là “người thầy”, và ông bà cha mẹ là người dẫn đường, định hướng, biết tôn trọng và lắng nghe những quyết định của con. Và để mối quan hệ giữa ông bà, cha mẹ và con cháu trong gia đình được bền vững, ấm áp, ông bà cha mẹ hãy học cách làm bạn với con, hãy cùng đạt đến những phẩm chất của 1 người bạn: biết lắng nghe, biết chia sẻ, biết cảm thông, biết tôn trọng, bình đẳng, và luôn tạo sự vui vẻ, niềm tin tường cho những người bạn nhỏ - chính là con cháu. Đặc biệt, đối với con từ 3 tuổi trở lên, ông bà cha mẹ nên nói chuyện một cách lịch sự, chân thành với con cái, tránh nói với nhau mà không nói với con và nói về con mà không nói với con. 

Đồng thời, ông bà, cha mẹ hãy cho con được sống chan hoà với những người bạn lớn của con là thiên nhiên, động vật, âm nhạc và hội họa, để con vượt qua những nỗi sợ hãi, sống tự tin, học được cách yêu thương, chăm sóc, và phát triển được tư duy sáng tạo.

PV

Ăn uống thế nào để giảm cholesterol?

Tôi năm nay 50 tuổi, nghe nói tuổi này rất dễ mắc các bệnh tim mạch nên tôi đi khám, kết quả cho thấy tôi bị tăng cholesterol. Mọi người khuyên tôi cần có một chế độ ăn uống hợp lý... Vậy xin quý báo tư vấn giúp.

Nguyễn Vân Trang (Thái Nguyên)

Tăng cholesterol được coi như yếu tố nguy cơ với bệnh tim, khi mức cholesterol và triglycerid (một loại chất béo khác) tăng quá cao trong máu, nguy cơ bị các mảng chất béo có chứa cholesterol trong máu tăng lên.

Muốn cải thiện nồng độ cholesterol máu làm giảm nguy cơ bệnh tim thì thay đổi lối sống là bước đầu tiên. Các bước này bao gồm luyện tập, không hút thuốc lá... và ăn chế độ ăn có lợi như: Cần ăn các thực phẩm giàu chất xơ hòa tan giúp giảm nồng độ cholesterol toàn phần trong máu bao gồm cám yến mạch, đậu đỗ, cám gạo, lúa mạch, cam quýt, dâu tây và cùi quả táo, đậu Hà Lan, bông cải xanh, đu đủ... Nên ăn nhiều cá, ăn protein đậu nành làm giảm nồng độ cholesterol toàn phần, cholesterol LDL, triglycerid và tăng nồng độ cholesterol HDL.

Ngoài ra, kiểm soát chất béo toàn phần, hạn chế tất cả các loại chất béo, cần tránh nguồn thực phẩm cô đặc như nội tạng, lòng đỏ trứng và sữa nguyên kem. Không nên uống rượu, nếu uống nên hạn chế (khoảng 1 ly/ngày đối với nữ hoặc không quá 2 ly/ngày đối với nam). Giảm ăn đường, các loại đồ ăn nhanh và các món rán, xào...

BS. Nguyễn Văn Hùng

Bổ sung Lutein có thể giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ

Những màu sắc ở rau quả được hình thành nhờ vào một loại sắc tố thực vật được gọi bằng thuật ngữ khoa học “carotenoid”. Theo nghiên cứu khoa học mới của PGS.TS. Elizabeth J. Johnson, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Jean Mayer - Đại Học Tufts (Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ), loại carotenoid Lutein hiện diện trong 4 vùng não liên quan đến chức năng ngôn ngữ, trí nhớ, nghe và nhìn của trẻ.

 Mối quan hệ giữa Lutein và nhận thức

PGS.TS. Elizabeth J. Johnson, Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Jean Mayer - Đại Học Tufts (Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ), với nhiều nghiên cứu lâm sàng cùng và những kiến thức có được từ trước đến nay, đã xác định rõ mối quan hệ giữa Lutein và nhận thức.

Lutein có ảnh hưởng thiết yếu với chức năng thần kinh trong hệ thống thị giác, vì loại carotenoid này có thể cải thiện khả năng truyền tin qua khe kết nối trong võng mạc rất cần thiết cho tiến trình xử lý hình ảnh và quan trọng cho sự phát triển mạng thần kinh thị giác.

Các thử nghiệm lâm sàng của tiến sĩ Elizabeth cho thấy những người lớn tuổi ăn nhiều thực phẩm giàu Lutein có khả năng nhận thức cao hơn những trường hợp ngược lại. Qua kết quả nghiên cứu, những người có lượng Lutein trong não và mắt càng cao thì khả năng ngôn ngữ và trí nhớ càng tốt.


Bổ sung Lutein có thể giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ 1
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trẻ hoàn thiện sự phát triển trí não trong những năm đầu đời

 Lutein và sự phát triển trí não của trẻ

Hệ quả có thể xảy ra nếu nồng độ Lutein ở mức thấp trong giai đoạn đầu đời bao gồm đậm độ của sắc tố hoàng điểm giảm và làm ảnh hưởng sự phát triển của thị giác. Tình trạng thiếu Lutein sẽ khiến cho võng mạc của con dễ bị tổn thương từ ánh sáng xanh có bước sóng ngắn và tránh ôxy hoá. Cuối cùng, sự thiếu hụt này cũng sẽ tác động đến sự trưởng thành của tế bào thượng bì sắc tố võng mạc.

Bổ sung Lutein có thể giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ 2
Những rau củ quả có màu xanh, đỏ đậm có chứa nhiều Lutein

Theo báo cáo nghiên cứu mới nhất của PGS. TS. Elizabeth cũng cho thấy sự vượt trội của hàm lượng Lutein trong số các caroteroid hiện diện ở não trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.  Với tỉ lệ hiện diện của Lutein chiếm đến 59% Lutein không chỉ hỗ trợ trẻ hoàn thiện thị giác, giúp trẻ có đôi mắt sáng, khỏe mạnh mà nhiều khả năng còn có tác động tích cực đến các chức năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ của trẻ.

 Nguồn bổ sung Lutein

Lutein là một dưỡng chất mà cơ thể người không tư tổng hợp được chỉ có thể được bổ sung từ thực phẩm hằng ngày. Đối với trẻ, Lutein đến từ nguồn sữa mẹ hoặc ăn dặm. Tuy nhiên, Lutein trong sữa mẹ sẽ giảm dần trong tháng đầu mặc dù lượng Lutein được thu nhận vào cơ thể mẹ không hề  thay đổi.

Bổ sung Lutein có thể giúp trẻ tăng khả năng nhận thức, học hỏi và ghi nhớ 3
Nên bổ sung thêm Lutein cho bé qua những thực phẩm thay thế như sữa hay bột ăn dặm có chứa Lutein

Vì vậy, mẹ nên bổ sung Lutein hằng ngày cho bé bằng nguồn sữa công thức có chứa Lutein. Ngoài ra, khi bé có thể ăn dăm mẹ có thể bổ sung Lutein thông qua  những loại rau củ quả có màu xanh đậm như lá êpina, các loại bí, cải xà lách, ớt chuông đỏ, …

T.A.

 

Nhận biết trứng gà ta thật

Hiện nay, không ít người tiêu dùng phản ảnh mua nhầm trứng gà ta giả. Theo những người nuôi gà đẻ lâu năm, có thể căn cứ vào một số đặc điểm để phát hiện trứng gà công nghiệp được tẩy trắng bằng hóa chất.Nhận biết trứng gà ta thật 1

  

Trứng gà ta giả (trái) có màu trắng phớt hồng và to hơn trứng thật (phải). Ảnh minh họa internet

Những loại trứng dùng làm giả trứng gà ta có thể là trứng gà Ai Cập, một giống gà siêu đẻ, cho trứng khá giống với trứng gà ta cả về màu sắc lẫn kích cỡ. Hoặc, nguy hại hơn, nhiều người dùng trứng gà công nghiệp loại nhỏ, ngâm trong axit clohydric làm trắng vỏ để giả trứng gà ta. Giá trứng gà ta, dù nhỏ hơn nhưng giá thường cao hơn trứng gà công nghiệp từ 500 - 1.500đ/trứng. Người mua phải cảnh giác khi gặp những điểm bán trứng gà ta giá rẻ.

Ông Nguyễn Văn Vị, một người nuôi gà lâu năm ở ấp Đông Hòa, huyện Dĩ An (Bình Dương) phân tích: màu trắng đặc trưng của trứng gà ta có màu phớt hồng, nếu là trứng mới còn có cảm giác trứng có lớp phấn mỏng trên bề mặt, đưa lên soi trước ánh sáng, màu phớt hồng của trứng rõ ràng hơn. Bề mặt trứng nhẵn, bóng, trong khi trứng làm giả có các lỗ khí trên bề mặt lớn hơn. Dù nhỏ nhưng trứng gà ta cầm chắc tay chứ không có cảm giác mỏng manh, xốp như trứng gà công nghiệp được tẩy trắng.

Khi đập trứng ra, vỏ trứng gà tẩy trắng giả trứng gà ta thường giòn do lớp vỏ bị hóa chất bào mòn, lúc đập vỏ bị vỡ vụn, lớp màng dưới lớp vỏ yếu, dễ dàng bị bóc sạch khỏi vỏ. Có những quả trứng khi lắc nhẹ cũng cảm nhận được tiếng chuyển động trong trứng do lòng đỏ và trắng không còn bám vào vỏ.

Lòng trắng và lòng đỏ của trứng làm giả loãng và nhạt màu hơn, trái với màu trong suốt và độ sánh keo của trứng gà ta thật. Với những người nội trợ từng sử dụng trứng gà ta, khi đập trứng vào chén, đưa lên mũi ngửi sẽ thấy mùi tanh đặc trưng của trứng, còn nếu trứng gà nuôi công nghiệp tẩy trắng sẽ có mùi tựa mùi cám công nghiệp trong thức ăn của gà.

Theo Phunu Online

Ăn nhiều chân gà có tốt cho bệnh huyết áp

Nhiều tờ báo đã tường thuật lại một nguồn tin cho biết ăn nhiều chân gà có tác dụng tốt cho người bị cao huyết áp. Thông tin này có thể gây ra những ngộ nhận không tốt trong chế độ dinh dưỡng cho người có huyết áp cao hoặc có độ cholesterol trong máu cao.

Chất ức chế men chuyển hóa từ chân gà

Thông tin trên bắt nguồn từ 1 bản tin trên tờ The Journal of Agricultural Chemistry and Food. Theo đó, các nhà khoa học Nhật Bản thuộc Trường Đại học Hiroshima và Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nippon Meat Packer’s, đã phát hiện được 4 loại protein từ những collagen trong chân gà có khả năng kiểm soát huyết áp. Collagen là những protein trong những mô liên kết của nhiều loại động vật. Các nhà nghiên cứu đã cho những con chuột cao huyết áp ăn chất chiết xuất từ chân gà. Những con chuột này đã có dấu hiệu hạ huyết áp sau 4 giờ, sau 8 giờ huyết áp giảm nhiều nhất. Nghiên cứu dài hạn cho thấy huyết áp giảm đáng kể sau l tuần cho dùng thuốc. Trước kia, người ta cũng tìm thấy trong ức gà cũng có hoạt chất này. Tuy nhiên, hoạt chất tìm thấy trong ức gà quá ít không đủ để có hiệu lực chữa bệnh. Các nhà khoa học cho rằng, những loại protein trong chân gà có tác dụng hạ huyết áp tương tự như tác dụng của các loại thuốc ức chế men chuyển hóa ACE inhibitors.

Ăn nhiều chân gà có thể làm tăng huyết áp.

Ở Hoa Kỳ, chân gà thường được xem là phế phẩm. Nhiều nơi người ta dùng chân gà làm nguyên liệu sản xuất nước soup gà. Soup gà là một món ăn bổ dưỡng có thể giúp tăng cường sức đề kháng. Tuy nhiên, TS. Byron Lee, một nhà tim mạch học thuộc trường Đại học Y California khuyên nên cẩn thận khi ăn nhiều chân gà, soup gà vì lượng muối trong soup gà có thể làm vô hiệu hóa tác dụng có ích của chân gà. Quan trọng hơn, chân gà còn nguyên lớp da ngoài có hàm lượng cao chất béo. Do đó, ăn nhiều chân gà có thể làm trệ tì và tăng những đáp ứng stress, chưa kể việc về lâu dài còn gia tăng lượng lipid máu ở những người cholesterol máu cao. Đây chính là lý do người ta thường khuyên ăn gà nên bỏ da và nội tạng. Mặt khác, theo Y học cổ truyền, thịt gà, nhất là chân gà, là một loại thực dưỡng tính ấm, có tác dụng bổ khí, tăng cường dương khí nên có thể kích hoạt những cơn khí nghịch ở những người âm hư hoặc những người dễ bị động hỏa, bao gồm người cao huyết áp.

Nói chung, loại protein chiết xuất từ chân gà với tác dụng ức chế men chuyển hóa hoàn toàn khác với chân gà toàn phần, món ăn mà những người có mỡ máu cao hoặc người cao huyết áp không nên ăn nhiều.

Được biết, cao huyết áp được xem là một đại dịch của thời đại, một căn bệnh thầm lặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: suy tim, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Hiện nay có khoảng 1 tỉ người trên thế giới đang mắc bệnh áp huyết cao và hơn nửa tỉ người khác đang có nguy cơ tiếp cận với căn bệnh chết người này cho đến năm 2025. Ở Hoa Kỳ, cứ mỗi 3 người trưởng thành có 1 người bị huyết áp cao. Tại nước ta, theo một số liệu mới nhất được phổ biến tại Đại hội Tim mạch Đông Nam Á vào tháng 10 vừa qua, mỗi 4 người trưởng thành có 1 người mắc phải căn bệnh này. Điều may mắn là bệnh có thể phòng chống hiệu quả, thông qua một lối sống lành mạnh gồm vận động thể lực và chế độ ăn uống ít chất béo động vật, nhiều rau quả và ngũ cốc thô.

Lương y Võ Hà

Để bé thông minh, tập trung và ghi nhớ tốt

Ngày nay, việc nuôi con không chỉ là sự lo lắng về miếng ăn, giấc ngủ cho con khỏe mạnh nữa, mà còn là làm cách nào để giúp bé phát triển trí não tối ưu, để bé thông minh nhất, hỗ trợ tối đa cho việc học hỏi sau này. Và không cần chờ đến lúc bé lớn khôn, mẹ đã có thể giúp con có sự tập trung, hình thành thói quen ghi nhớ cho não bộ ngay từ lúc lọt lòng.

DHA cần cho não trước

DHA có tên gọi đầy đủ là Docosahexaenoic Acid - một acid béo thuộc nhóm omega-3 có mặt ở khắp mọi nơi trong cơ thể nhưng tập trung nhiều nhất ở não, mắt và tim. DHA góp phần quan trọng đến việc hỗ trợ phát triển trí não để bé thông minh, thúc đẩy thị giác, nâng cao khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ dị ứng của trẻ.

Để bé thông minh, tập trung và ghi nhớ tốt 1

DHA là dưỡng chất tối ưu cho trí não, để bé thông minh vượt trội

Theo các chuyên gia, bộ não của trẻ tăng trưởng đạt đến 80% trọng lượng não người lớn khi trẻ 2 tuổi và đạt gần 100% trọng lượng não người trưởng thành khi trẻ 6 tuổi. Quá trình này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn, chủ yếu vào những năm đầu đời của trẻ. Lỡ mất thời kỳ này, trẻ sẽ mất đi gần 80% cơ hội để phát huy tiềm năng trí tuệ của mình. Do đó, để bé thông minh học hỏi tốt, cha mẹ nên cung cấp cho con những chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ não bộ phù hợp với từng giai đoạn phát triển, đặc biệt là tích lũy lượng DHA cao trong phần não trước ngay từ lúc lọt lòng.

Hàm lượng đúng DHA để bé thông minh hơn

Theo khuyến cáo của WHO/FAO, các bà mẹ mang thai và cho con bú cần bổ sung hàm lượng khoảng 200mg/ngày để có thể bổ sung đủ DHA cho con ngay từ lúc mang thai và suốt giai đoạn cho bú. Đối với trẻ nhỏ, DHA với hàm lượng 17mg/100kcal là tối ưu. Trẻ từ 1-6 tuổi thì cần được bổ sung DHA với hàm lượng từ 75mg/ngày (dựa theo độ tuổi và cân nặng). Việc bổ sung đầy đủ DHA sẽ giúp cho bộ não phát triển toàn diện, để bé thông minh hơn.

Để bé thông minh, tập trung và ghi nhớ tốt 2

Tùy theo độ tuổi, hàm lượng DHA cần bổ sung cho trẻ sẽ thay đổi

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, khi trẻ nhận được đầy đủ DHA với hàm lượng là từ 75mg/ngày, trí não của bé sẽ hình thành khá hoàn chỉnh. Đây là cơ sở quan trọng để bé thông minh từ những ngày đầu, tăng cường khả năng ghi nhớ và xử lý tình huống hiệu quả. Sau 3 năm đầu đời, bộ não của trẻ vẫn tăng trưởng nhưng chậm dần và gần như là dừng lại vào lúc 6 tuổi. Do đó, bố mẹ không nên bỏ qua cơ hội vàng giúp phát huy tối đa tiềm năng học hỏi của trẻ.

Hiểu rõ cha mẹ cần cung cấp đúng DHA để bé thông minh và phát triển tối ưu, gia đình Enfa A+ của Mead Johnson đã cải tiến với DHA Power+ bổ sung hàm lượng đúng DHA, phù hợp với khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng quốc tế, cùng mẹ đem đến cho trẻ những nền tảng tốt đẹp nhất.

Ai dễ bị mỡ máu cao?

Tình trạng rối loạn lipid máu ( dân gian hay gọi là mỡ máu cao) thể hỗn hợp bao gồm vừa tăng cholesterol và triglycerid đang trở nên ngày một phổ biến trên mọi đối tượng. Nếu như trước đây, người ta chỉ đề cập đến rối loạn này ở tuổi từ 60 trở lên thì hiện nay, ngay từ tuổi trên 30 đã nhiều người mắc bệnh. Nguy cơ nguy hiểm nhất của bệnh là các biến chứng tim mạch và thúc đẩy các rối loạn chuyển hoá khác. Việc điều trị bao gồm phương pháp không dùng thuốc là thay đổi lối sống và sử dụng một số thuốc đặc trị. Nhưng nói chung, rối loạn lipid máu là bệnh mạn tính đòi hỏi phải điều trị lâu dài.

Đối với người bình thường, chỉ số cholesterol ở mức dưới 5,2mmol/l; triglycerid dưới 2,3mmol/l. Nếu vượt quá từng giới hạn này sẽ dẫn đến rối loạn lipid máu( dân gian gọi là mỡ nhiễm máu) và vượt qua cả hai thì mắc phải chứng rối loạn lipid máu thể hỗn hợp.

Hình ảnh xơ vữa động mạch do rối loạn lipid máu.

Ăn quá nhiều chất béo bão hòa là nguyên nhân chủ yếu gây tăng cholesterol máu. Các chất béo bão hòa có trong các thức ăn có mỡ, đặc biệt là sữa và các sản phẩm từ sữa, thịt mỡ, bơ, hai loại dầu thực vật là dầu dừa và dầu cọ, hầu hết các loại thức ăn rán, các loại bánh như bánh bích quy và ga tô...

Thừa cân (béo phì), uống nhiều rượu và ăn nhiều thức ăn có chứa chất béo sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu. Uống rượu nhiều làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như bệnh động mạch vành, đột quỵ do làm tăng lượng triglyceride trong máu và làm tăng huyết áp. Không nên uống quá 20 - 30g ethanol/ngày đối với nam giới và 10 - 20g ethanol/ngày với nữ giới. Uống rượu với lượng vừa phải (đặc biệt là rượu vang đỏ) có tác dụng bảo vệ tim do làm tăng lượng HDL-C và tác dụng chống ôxy hóa.

Khoảng dưới 10% trường hợp bị rối loạn lipid máu thứ phát do các nguyên nhân như: đái tháo đường; hội chứng thận hư; tăng urê máu; suy tuyến giáp; bệnh gan; nghiện rượu; uống thuốc tránh thai; một số thuốc tim mạch như: thuốc ức chế bêta giao cảm, nhóm thuốc lợi tiểu thiazide.

BS. Quang Anh

Để trẻ em cao hơn

Chiều cao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng, môi trường sống, tình trạng bệnh tật và vấn đề luyện TDTT.

Để trẻ em cao hơn 1Ảnh minh họa. Nguồn: Internet 

Những vi chất quan trọng có liên quan đến tăng trưởng chiều cao là vitamin A, vitamin D, lysin, canxi, sắt, kẽm, i-ốt. Ngoài việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, trẻ muốn cao lớn còn phải được ngủ đủ giấc, nhất là giấc ngủ ban đêm. Hormon tăng trưởng do tuyến yên tiết ra cao nhất là vào ban đêm, khoảng 23-24 giờ khi mà trẻ đã ngủ say. Cho trẻ ngủ quá muộn, ngủ nhiều ban ngày thì lượng hormon tiết ra rất ít, trẻ thường chậm lớn, chậm phát triển chiều cao.

Để trẻ em cao hơn 2Sữa là một thực phẩm tốt giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao. (Ảnh: Internet)

Sữa là một thực phẩm rất tốt có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ tăng trưởng và phát triển chiều cao. Sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng, nhất là trẻ được nuôi bằng sữa mẹ thì có cơ hội cao lớn hơn những trẻ không có sữa mẹ, vì canxi trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn canxi trong sữa bò. Khi cai sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung các loại sữa bột công thức theo tuổi hoặc uống sữa tươi khi trẻ đã lớn.

Để trẻ em cao hơn 3Trẻ cần được tắm nắng hàng ngày để da tổng hợp đủ Vitamin D. Ảnh: Internet.

Cho trẻ tắm nắng hằng ngày để da tổng hợp đủ vitamin D cho cơ thể. Trẻ cần được ngủ đủ giấc vào ban đêm, không để trẻ ngủ muộn sau 22 giờ. Tạo điều kiện cho trẻ được sống trong môi trường không ô nhiễm, tăng cường cho trẻ được vận động thể lực từ khi còn nhỏ.

DS Lê Quốc Thịnh

(TheoNLĐ)

Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ

Nhiều bậc cha mẹ rất lo lắng khi thấy con lười ăn, biếng ăn. Trẻ biếng ăn thường hay ốm vặt, chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng vì không đủ lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể. Rồi dần hình thành thói quen không muốn ăn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ. Vậy vì sao trẻ biếng ăn, và có biện pháp nào để khắc phục?

Nguyên nhân gây biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhưng chủ yếu tập trung vào các nhóm nguyên nhân chính sau đây:

- Trẻ bị bệnh: Tất cả các bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mạn tính như viêm VA, viêm tai, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, ho gà, tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, viêm gan, các bệnh đường mật, một số bệnh lý toàn thân khác (còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin..)

Ngay cả khi mọc răng trẻ cũng có thể biếng ăn: biếng ăn xuất hiện mấy tuần lễ trước khi mọc răng, khi răng đã nhú khỏi lợi trẻ lại ăn bình thường.

- Do sai lầm về ăn uống: do thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ không tiêu hoá hết thức ăn ăn vào, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối, cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, nhiều tuần, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

- Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh mắng, bóp mồm, bóp mũi trẻ, biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi. Ngoài ra yếu tố tâm lý còn do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc trẻ.

- Chứng biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: Rất ít gặp, chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân kể trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2 - 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì, kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường.

Khắc phục thế nào?

Nếu biếng ăn lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, còi xương và hậu quả cuối cùng là bị suy dinh dưỡng. Khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn, điều này tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi trẻ biếng ăn không nên cho trẻ nhịn ăn, càng nhịn ăn trẻ càng biếng ăn hơn, vì khi nhịn ăn men tiêu hoá không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn càng trầm trọng. Nên cho trẻ ăn ít một nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày. Cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân biếng ăn ở trẻ điều trị kịp thời.

Bé biếng ăn do.... người lớnBé biếng ăn do.... người lớnChế độ ăn cho người hay thức khuyaChế độ ăn cho người hay thức khuyaMẹo ăn vặt thoải mái mà không lo tăng cânMẹo ăn vặt thoải mái mà không lo tăng cân

Chế độ ăn cho bà mẹ sau sinh

Tăng cường hấp thu calo

Nhà dinh dưỡng học Shilpa Joshi nhấn mạnh về tầm quan trọng của bữa ăn lành mạnh không loại trừ dầu ăn và gia vị, trừ khi bác sĩ yêu cầu. Các mẹ cần bổ sung nhiều năng lượng, ít nhất trong 6 tháng đầu tiên, nhất là khi cho con bú. Vì vậy, người mẹ cần ăn nhiều calo hơn thông qua các bữa ăn nhỏ, giàu protein.

Ăn thịt băm nhỏ trong súp và canh nhưng không bỏ quá nhiều gia vị hoặc dầu ăn.

Bổ sung sắt

Vì sản phụ mới sinh con bị mất máu nhiều, hàm lượng sắt trong cơ thể tạm thời mất cân bằng nên cần bổ sung nhiều sắt để phòng ngừa thiếu máu. Thiếu sắt dễ khiến sản phụ bị hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ kém, đồng thời ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé. Ăn nhiều rau bina có thể có lợi. Ngoài ra sản phụ nên ăn nhiều thịt bò nạc, lòng đỏ trứng gà, chuối, các loại đậu, rau có lá xanh đậm…

Bổ sung canxi

Người mẹ cần bổ sung nhiều canxi để tránh đau nhức, mệt mỏi và đáp ứng nhu cầu phát triển xương và răng của bé. Nếu bạn không dung nạp lactose và không thể uống sữa cũng như ăn các sản phẩm sữa, có thể bổ sung canxi theo cách khác. Mẹ nên ăn các thực phẩm chứa nhiều canxi như hải sản, cá (cá mòi, cá hồi), hạnh nhân, rau xanh đậm (súp lơ xanh, cải chíp, tỏi tây), nấm, đậu nành, quả kiwi, tôm, cua,…

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước là cách đơn giản mà hiệu quả nhất để tăng tiết sữa. Ngoài ra, các bà mẹ mới sinh thường sợ đau và nhịn đi tiểu hoặc đại tiện, điều này có thể dẫn tới táo bón. Các bà mẹ cho con bú không thể dùng thuốc để khắc phục tình trạng này nên cách tốt nhất là phòng ngừa bằng uống nước thường xuyên.

Không chỉ là nước, các bà mẹ cũng nên ăn nhiều chất lỏng từ súp, nước dừa, nước canh, trái cây…Chất lỏng giúp thải độc tố và duy trì sự ổn định của cơ thể.

Bổ sung sữa chua

Sữa chua không chỉ giúp tiêu hóa tốt mà còn chứa các lợi khuẩn cần thiết giúp phòng tránh các nhiễm trùng đường tiết niệu.

BS Tuyết Mai

(Theo Timesofindia/ Univadis)

Dược thiện cho trẻ còi xương

Còi xương là tình trạng bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh phát sinh do thiếu vitamin D làm cho chuyển hóa canxi và photpho bị rối loạn dẫn đến quá trình sinh trưởng của hệ xương bị trở ngại, thậm chí có thể gây nên biến dạng xương. Trong y học cổ truyền, còi xương thuộc phạm vi các chứng như “ngũ trì ngũ nhuyễn”, “quy hung quy bối”, “hãn chứng”, “cam chứng”, “bộ phận giải lư”...Người xưa cho rằng trẻ bị còi xương có thể do bẩm thụ các yếu tố từ cha mẹ không đủ (tiên thiên bất túc) hoặc do quá trình nuôi dưỡng kém điều hòa (hậu thiên thất điều) làm cho hai tạng tỳ và thận bị hư tổn. Thận chủ xương tủy, tỳ chủ cơ nhục, tỳ thận hư yếu khiến cho cơ xương mềm yếu, kém vững chắc và dễ bị biến dạng.

Dược thiện cho trẻ còi xương 1
Dược thiện cho trẻ còi xương 2

Để điều trị căn bệnh này, người xưa rất chú trọng việc sử dụng các thực phẩm và vị thuốc chế biến thành những món ăn rất đơn giản nhưng lại được trẻ dễ chấp nhận, vừa đạt hiệu quả trị liệu vừa cung cấp các chất dinh dưỡng lại rất rẻ tiền và dễ kiếm. Xin được dẫn ra dưới đây một số ví dụ điển hình

- Trứng gà tươi vài quả, rửa sạch, đập lấy vỏ rồi sao vàng tán thành bột mịn, đựng trong lọ kín để dùng dần. Mỗi ngày uống 1 - 2 lần, mỗi lần 5g với nước cháo.

- Chân con cua 100g rửa sạch, sao vàng tán bột, mỗi ngày cho trẻ uống 5g với nước cháo.

- Trứng gà 1 quả, rửa sạch, luộc chín rồi bóc lấy lòng đỏ, dùng thìa nghiền nhỏ rồi hòa với cháo, ăn nóng.

- Hến 10 con rửa sạch, đánh đều với 1 quả trứng gà rồi hấp cách thủy, ăn nóng.

- Đầu tôm tươi lượng tùy ý, sắc lấy nước uống.

- Xương sụn lợn 500g rửa sạch hầm nhừ với 50g đậu tương rồi cho trẻ ăn làm vài lần với lượng thích hợp.

- Cá trắm đen 1 con, làm sạch (chú ý bỏ hết mật) rồi cắt khúc, xào qua với gừng tươi, hành và một chút dầu thực vật rồi đổ nước hầm thật nhừ, chế đủ gia vị, chia ăn nhiều lần.

- Hà thủ ô 100g, ngưu tất 100g ngâm với rượu trắng trong 7 ngày rồi lấy ra phơi khô, sao thơm tán bột, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi lần lấy 5 quả đại táo, khía dọc bỏ hột rồi cho bột thuốc vào trong, đem hấp cách thủy cho chín rồi ăn trong ngày.

- Ô tặc cốt 15g, quy bản 15g, tây thảo 5g. Tất cả sắc kỹ lấy nước, bỏ bã rồi hòa với một chút đường đỏ chia uống vài lần.

- Quy bản 15g, cốt toái bổ 15g, đẳng sâm 10g. Tất cả đem sắc kỹ trong 1 giờ rồi lọc lấy nước, hòa với một chút đường đỏ chia uống vài lần.

- Hoàng kỳ sao 60g, nhân sâm 5g, gạo tẻ 150g. Đem hoàng kỳ và nhân sâm sắc kỹ lấy nước rồi cho gạo vào ninh thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

- Quy bản 30g, chân gà 2 đôi, hồ đào 10g. Quy bản và chân gà chặt vụn, sắc kỹ lấy nước rồi cho hồ đào vào nấu nhừ, nêm đủ muối và gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

- Long cốt 30g, mẫu lệ 20g, sơn thù 10g, gạo tẻ 100g. Các vị thuốc đem sắc kỹ 2 lần, mỗi lần 40 phút rồi lọc lấy nước nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày.

- Xương cá sao dấm, bột nhau thai 60g, vỏ trứng gà sao 18g, đường trắng 25g. Tất cả sao khô tán bột. Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 0,5g.

- Bột thịt  cóc 10g, lòng đỏ trứng gà 2g, chuối ngự 12g. Đây là liều của một viên thuốc. Bột cóc nên mua ở các cơ sở y tế, chuối sấy khô nhưng còn dẻo, giã nhuyễn, trứng gà đánh tan sấy khô tán bột. Ba thứ trộn lại giã nhuyễn, đóng vào khuôn, sấy khô. Liều dùng: Trẻ em 8 - 20 tháng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên; 20 - 30 tháng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 2 viên; 30 - 40 tháng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 viên.

Thạc sĩ Hoàng Khánh Toàn

Thực phẩm cần cho sự phát triển não bộ của bé

Từ 12 tháng đến khoảng 3 tuổi, não của con bạn tăng trưởng rất nhanh. Trong thực tế, nó sẽ tăng gấp ba lần kích thước lúc mới sinh. Một chế độ ăn uống tốt, đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng thiết yếu sẽ giúp não bộ bé yêu của bạn phát triển toàn diện qua giai đoạn này.

Và sau đây là những gì mà não bộ của trẻ sẽ cần để phát triển tối ưu nhất:

Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh

Trẻ sẽ cần có đủ năng lượng từ chất béo, carbohydrate và protein để bộ não của trẻ cũng như các cơ quan khác có thể phát triển. Trong năm đầu tiên, một nửa năng lượng từ thực phẩm được sử dụng cho bộ não. Để có được sự cân bằng cần thiết cho con, bạn cần ăn thịt nạc, dầu cá, thịt gà, nhiều loại trái cây, rau quả, thực phẩm từ sữa, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì trong chế độ ăn uống của bạn nếu bạn đang cho con bú và trong chế độ ăn uống của con bạn nếu con đã được cai sữa. Một chế độ ăn hỗn hợp là chìa khóa để có nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Chất béo omega-3

Cá hồi, cá ngừ là một trong những loại thực phẩm giàu omega-3

Chất béo omega-3 rất quan trọng cho sự phát triển cấu trúc của não, vì bộ não con người có nồng độ các chất béo cao nhất trong cơ thể, có khoảng 60% là chất béo. Các chất béo khác nhau được tìm thấy trong não bộ bị ảnh hưởng phần lớn bởi những gì chúng ta ăn. Điều này đặc biệt đúng đối với chất béo omega-3 bởi vì cơ thể không thể tự tổng hợp chúng mà phải đưa vào từ thức ăn. Và vì thế, cách duy nhất để có được omega-3 là chúng ta phải ăn những thực phẩm có chứa omega-3. Không ai trong chúng ta thực sự luôn đủ omega-3 trong cơ thể, nhưng một số thời điểm quan trọng nhất như đang trong quá trình mang thai, cho con bú và trong lứa tuổi ăn dặm, chúng ta cần bảo đảm điều này.

Thực phẩm gợi ý: Sữa mẹ, sữa công thức tăng cường omega-3, cá ngừ tươi và đóng hộp, cá hồi, cá thu, cá mòi, trứng, dầu cá, dầu thực vật, các loại hạt cũng rất giàu omega-3.

Sắt

Chúng ta đều biết sắt giúp duy trì năng lượng và sức sống, nhưng ở trẻ sơ sinh và trẻ ăn dặm nó cũng quan trọng cho chức năng não và sự phát triển tổng thể. Sẽ khá nguy hiểm nếu cơ thể trẻ không nhận được đủ lượng sắt. Vai trò quan trọng nhất của sắt là cùng với protein tạo thành huyết sắc tố (hemoglobin) vận chuyển ôxy cho nên thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là bệnh phổ biến ở trẻ em. Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu ôxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp, não gây nên hiện tượng tim đập nhanh. Trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt do thiếu ôxy não, cơ bắp yếu và cuối cùng là cơ thể mệt mỏi.Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như hệ tiêu hóa: trẻ biếng ăn, viêm teo gai lưỡi, khó nuốt, kém hấp thu, độ toan dạ dày giảm. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: mệt mỏi, kích thích, rối loạn dẫn truyền thần kinh.Sắt tham gia vào tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể, nên thiếu sắt trẻ hay bị ốm đau do hệ thống miễn dịch suy giảm.

Mơ giàu vitamin C sẽ giúp thúc đẩy quá trình hấp thu sắt. Ảnh: Getty images

Nếu bổ sung thường xuyên trong 6 tháng những thực phẩm giàu sắt trong chế độ ăn uống sẽ xây dựng các “cửa hàng” sắt rất quan trọng cho não đang phát triển của trẻ. Sắt có nhiều trong các thực phẩm từ thịt động vật. Để thúc đẩy sự hấp thụ sắt từ thực phẩm nên kết hợp chúng với các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, bông cải xanh, ớt xanh hoặc cà chua.

Thực phẩm gợi ý: Gan, dầu cá như cá mòi, thịt nạc đỏ, thịt gà, ngũ cốc tăng cường chất sắt, đậu các loại, rau xanh, trái cây khô bao gồm mơ và nho khô.

Kẽm

Một trong những nồng độ lớn nhất của kẽm trong cơ thể con người được tìm thấy trong não. Kẽm cần thiết cho tất cả các quá trình tăng trưởng, kẽm cũng có vai trò quan trọng trong giúp ổn định hoạt động của tế bào thần kinh, duy trì phát triển trí não. Thiếu kẽm trẻ hay quấy khóc đêm, hay giật mình tỉnh giấc, ngủ không sâu giấc.Thực phẩm tốt nhất: thịt nạc đỏ, thịt gà, hải sản, sữa, khoai tây, rau bina, ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt.

I-ốt

Ảnh: Getty images

I-ốt là thành phần chính của hormone được sản xuất bởi tuyến giáp, i-ốt có một vai trò sống còn trong phát triển bình thường của não từ lúc thụ thai phải cho đến tuổi ăn dặm. Các nghiên cứu của Úc gần đây nhất về i-ốt cho thấy, nhiều hiện tượng trẻ em bị thiếu i-ốt trong cơ thể. Điều này được cho là do mức độ i-ốt bị giảm trong thực phẩm của trẻ ăn hàng ngày. Hãy thường xuyên lưu tâm đến việc chọn thực phẩm giàu i-ốt trong chế độ ăn uống của bạn nếu bạn đang cho con bú, hoặc của con bạn khi chúng được cai sữa.Thực phẩm tốt nhất: Hải sản, rong biển tươi hoặc khô, muối i-ốt, sữa chua, trứng và dâu tây.

Carbohydrate

Carbohydrate là đường, tinh bột và chất xơ – những hợp chất mà chúng ta thường nghe nói đến. Một nguồn cung cấp ổn định của chất bột đường rất cần thiết để cung cấp nhiên liệu cho não. Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng bộ nhớ và việc học tập của trẻ có thể được tốt hơn sau bữa ăn với một ít carbohydrate.Tuy nhiên, bạn nên điều chỉnh để cung cấp cho trẻ một lượng đường bột vừa đủ cho trẻ , vì trẻ em cần rất nhiều dưỡng chất cho sự phát triển nhanh chóng của chúng, vì thế không nên để dạ dày bé xíu của trẻ chứa đầy những thức ăn có nhiều đường bột.Thực phẩm tốt nhất: Cháo, mì ống và mì sợi, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, táo, đậu nướng, sữa, khoai lang, ngô và sữa chua.

Ảnh: Getty images

Các bữa ăn và đồ ăn nhẹ

Trẻ hoạt động rất nhiều, vì thế năng lượng nhanh chóng bị tiêu hao để lại một cái dạ dày trống rỗng, và có nghĩa là bộ não của trẻ sẽ bị “đói” và dễ bị kích thích, trẻ sẽ không cảm thấy thoải mái. Bạn nên “tiếp nhiên liệu” cho trẻ thường xuyên với các bữa ăn và đồ ăn nhẹ không quá 2-3 giờ đồng hồ để tránh những cơn bực bội không cần thiết.Gợi ý: Tránh các loại thực phẩm ăn nhẹ được bán sẵn, hãy cho trẻ trái cây tươi, sinh tố, yaourt và rau quả để thay thế.

Cắt giảm... đường, phụ gia, chất bảo quản, chất làm tăng hương vị

Nghiên cứu cho thấy một số loại thức ăn có thể làm trẻ bồn chồn, dễ bị kích thích, làm trẻ rối loạn cảm giác.... Phụ gia được tìm thấy trong kẹo, nước giải khát, bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, kem và một số thức ăn lành mạnh như bánh mì và sữa chua. Chúng có thể có tác dụng lâu dài hoặc ngay lập tức lên hành vi của trẻ.

Vì vậy, tốt nhất bạn nên tìm hiểu kỹ về các gia vị, phụ gia và tác dụng của chúng trên từng lứa tuổi để tránh cho con ăn. Bạn cũng cần đọc kỹ thành phần thực phẩm bên trong các sản phẩm thức ăn nhanh mà bạn định mua cho con.

Theo Web Trẻ thơ

Pháp cam kết hơn 1 tỷ euro phòng chống AIDS, lao và sốt rétPháp cam kết hơn 1 tỷ euro phòng chống AIDS, lao và sốt rét10 món ngon bé có thể phụ mẹ làm sau giờ học10 món ngon bé có thể phụ mẹ làm sau giờ học10 quy tắc ứng xử mẹ cần dạy bé10 quy tắc ứng xử mẹ cần dạy bé

(Theo Webtretho)